Tài sản cầm cố được bán khi nào?

Tài sản cầm cố được bán khi nào là một thắc mắc mà cả những người đi cầm đồ và những đơn vị mới kinh doanh cầm đồ đều đặt ra. Thông thường thì tiệm cầm đồ sẽ bán tài sản của người cấm cố đi nếu như họ không quay lại thanh toán và chuộc lại tài sản. Thông tin cụ thể về việc bán tài sản cầm cố sẽ được cầm đồ Hà Nội chia sẻ rõ hơn trong bài viết sau! 

Cầm cố tài sản là dịch vụ như thế nào?

Trước khi tìm hiểu tài sản cầm cố được bán khi nào, mọi người có thể tìm hiểu sơ qua về cầm cố tài sản. Theo điều 309 thuộc Bộ Luật Dân Sự 2015, cầm cố tài sản là giao dịch xảy ra giữa một bên là người đi cầm cố loại tài sản chính chủ của mình cho bên tiếp nhận cầm cố và đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Như vậy cầm cố tài sản là một trong những biện pháp được áp dụng để đảm bảo các bên thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo luật dân sự. 

Khi lựa chọn biện pháp này, bên có nghĩa vụ phải cam kết rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ và kịp thời. Trong tình huống bên có nghĩa vụ không thực hiện hay thực hiện không đúng thì bên có quyền sẽ sử dụng các biện pháp được quy định bởi pháp luật để xử lý tài sản cầm cố. Để có được lợi nhuận tốt nhất khi cầm đồ bạn sẽ phải biết cách định giá cầm đồ trước khi cầm. 

Cam Co Tai San La Gi
Dịch vụ cầm cố tài sản hiện nay

Tài sản cầm cố được bán khi nào?

Dựa theo khoản 2 của Điều 314 trong Bộ luật Dân sự năm 2015, đơn vị nhận cầm đồ được ủy quyền quyền xử lý tài sản cầm cố theo các phương thức đã được thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 của Điều 299 trong Bộ luật Dân sự 2015, tài sản đảm bảo sẽ được xử lý khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo. Có nghĩa là khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà người cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản cầm cố sẽ được bán.

Thêm vào đó, theo điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, trong trường hợp tài sản cầm cố có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm giá, đơn vị nhận cầm cố phải thông báo cho bên cầm cố. Sau đó yêu cầu bên cầm cố xác định cách giải quyết trong một thời hạn hợp lý. Nếu vượt quá thời hạn mà không có phản hồi từ bên cầm cố, bên nhận cầm cố có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng đó.

Do đó, tiệm cầm đồ vẫn giữ quyền bán tài sản được cầm cố trong trường hợp hai bên đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật. Hoặc đơn vị có thể bán tài sản được cầm cố khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo bằng tài sản cầm cố mà bên cầm cố không thực hiện đúng nghĩa vụ.

Quyền và nghĩa vụ khi cầm cố tài sản của các bên

Để tìm hiểu tài sản cầm cố được bán khi nào thì các bạn cần tìm hiểu thêm về quyền và những nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện trong quá trình cầm cố tài sản. Bạn có thể tham khảo thông tin mà Cầm Đồ Hà Nội cung cấp sau đây:

Quyền – nghĩa vụ của đơn vị cầm đồ

Theo Điều 314 của Bộ Luật Dân Sự 2015, đơn vị cầm đồ sẽ có những quyền sau đây:

Quyền của đơn vị cầm đồ

  • Yêu cầu những người đang sở hữu trái pháp luật những tài sản đem đi cầm cố phải trả lại cho chính chủ của tài sản đó.
  • Xử lý các tài sản được cầm cố theo đúng cách thức như đã thương lượng hoặc tuân theo những quy định từ pháp luật.
  • Được quyền cho mượn, cho thuê, khai thác những công dụng của tài sản được cầm cố. Sau đó đơn vị có thể hưởng hoa hồng hay lợi tức của tài sản được cầm cố nếu như có thỏa thuận đi kèm.
  • Được tiến hành thanh toán khoản chi phí phù hợp khi bảo quản các tài sản cầm cố khi hoàn trả tài sản cho người đi cầm cố.

Nghĩa vụ của đơn vị cầm đồ

  • Đơn vị phải giữ gìn, bảo quản các tài sản được cầm cố. Nếu như đơn vị làm thất lạc, làm mất hay hư hỏng các tài sản được cầm cố, đơn vị phải bồi thường khoản thiệt hại cho phía cầm cố.
  • Không được trao đổi, bán, tặng, cho hay sử dụng các tài sản cầm cố nhằm mục đích thực hiện những nghĩa vụ khác.
  • Không được đem tài sản cầm cố đi cho mượn, cho thuê hay khai thác những công dụng của tài sản này để hưởng lợi (ngoại trừ hợp động có thỏa thuận liên quan).
  • Hoàn trả tài sản được cầm cố và những giấy tờ có liên quan khi nghĩa vụ của bên đi cầm cố đã chấm dứt hay thay thế với phương pháp đảm bảo khác.

Quyền – nghĩa vụ của phía cầm cố

Theo Camdohanoi.net tìm hiểu trong điều 312 của Bộ Luật Dân Sự 2015, quyền cùng nghĩa vụ của phía cầm cố được quy định cụ thể như dưới đây:

Quyền của bên cầm cố 

  • Yêu cầu đơn vị tiếp nhận cầm cố tài sản phải chấm dứt quá trình dùng tài sản được cầm cố nếu đơn vị đó làm cho tài sản rơi vào nguy cơ giảm giá trị hoặc mất giá trị.
  • Yêu cầu đơn vị nhận cầm cố phải hoàn trả tài sản đã cầm cố trước đó cùng những giấy tờ có liên quan khi nghĩa vụ đảm bảo bằng việc cầm cố đã chấm dứt.
  • Yêu cầu phí nhận cầm đồ phải bồi thường các thiệt hại nếu có xảy ra với các loại tài sản cầm cố.
  • Được quyền thay thế, bán, trao đổi, cho, tặng tài sản cầm cố trong trường hợp đơn vị nhận cầm cố chấp thuận hay theo các quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của bên cầm cố

  • Giao những tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên tiếp nhận cầm đồ đúng như thỏa thuận.
  • Báo với đơn vị cầm cố về quyền từ người thứ 3 với loại tài sản được cầm cố. Nếu như không báo thì đơn vị cầm cố sẽ tiến hành hủy giấy tờ cầm cố và đề nghị đơn vị bồi thường khoản thiệt hại. Hoặc đơn vị có thể tiếp tục duy trì hợp đồng, chấp thuận quyền từ người thứ 3 với các tài sản được cầm cố.
  • Thanh toán tiền cho đơn vị cầm cố để họ bảo quản các tài sản cầm cố. Ngoại trừ trường hợp có những thỏa thuận khác. 
Quyen Va Nghia Vu Khi Cam Co Tai San
Quyền và nghĩa vụ khi cầm cố tài sản

Như vậy mọi người đã biết được tài sản cầm cố được bán khi nào qua bài viết trên. Bên cạnh đó, mọi người cũng nắm được quyền và nghĩa vụ của đơn vị cầm cố, người đi cầm cố. Nếu sắp tới bạn có nhu cầu cầm cố tài sản để giải quyết nhu cầu tài chính ngắn hạn thì có thể cân nhắc kỹ thông tin trên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *